Nhìn lại hiệu quả của mô hình quản trị vay theo từng giao dịch trên thị trường chứng khoán

Thay thế cho cách thức quản trị, vay margin trên tổng tài khoản như truyền thống, sự xuất hiện của hình thức mới – cho vay, quản lý dư nợ, lợi nhuận theo từng giao dịch mua bán đã mang đến một “làn sóng” đổi thay hiệu quả cho nhà đầu tư chứng khoán năm qua.

“Tân binh” tiên phong về quản trị theo từng giao dịch trên thị trường

Ra mắt tròn 1 năm với tên gọi Margin Deal, tới nay, đây là hệ thống cho vay và quản trị theo từng giao dịch tiên phong của chứng khoán Việt, do DNSE phát triển.

Với những tính năng đáp ứng “sát sườn” nhu cầu nhà đầu tư, từ khi có mặt, Margin Deal đã trở thành trợ thủ đắc lực giúp “chứng sĩ” nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời, bước tiến tiên phong này của DNSE cũng được đánh giá đã mở ra bước ngoặt mới trong cách thức vận hành vay margin của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trao đổi về lý do DNSE quyết định chuyển đổi toàn bộ cách thức cho vay margin sang hình thứ quản lý dư nợ, lợi nhuận theo từng lệnh, từng giao dịch mua bán thay vì trên tổng tài khoản như phương thức truyền thống, bà Trần Hương Quỳnh, Trưởng phòng Sản phẩm tài chính & Quản trị rủi ro DNSE cho biết: “DNSE mong muốn mang đến sự linh hoạt, minh bạch trong việc quản trị vay margin, tháo gỡ những hạn chế của mô hình cũ. Mô hình Margin Deal được đưa ra sau 3 năm DNSE phân tích kỹ lưỡng trải nghiệm khách hàng và cập nhật những cải tiến của thế giới, sao cho cung cấp những gói vay hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu thị trường, và trải nghiệm thuận tiện, ích lợi tối đa cho nhà đầu tư”.

Với mô hình truyền thống, việc cho vay ký quỹ được tính theo tổng tài khoản. Toàn bộ tiền vốn, lãi vay và tỷ lệ ký quỹ được tính trên tất cả giao dịch với các mã chứng khoán trong danh mục đầu tư. Khi tỷ lệ ký quỹ của tổng tài khoản chạm mốc xử lý, công ty chứng khoán sẽ lựa chọn các mã có lợi cho công ty để bán giải chấp.

Hệ thống Margin Deal của DNSE tập trung giải quyết những hạn chế của mô hình cũ này.

Trong khi trước đó, tỷ lệ ký quỹ áp dụng chung cho toàn bộ tài khoản gây hạn chế trong việc đa dạng chiến lược đầu tư. Còn với Margin Deal, sự linh hoạt là ưu thế nổi bật. Một Deal sẽ hình thành khi Khách hàng sử dụng gói vay và khớp mua một mã chứng khoán. Nhà đầu tư được quyền lựa chọn tỷ lệ ký quỹ và lãi suất vay cho riêng từng lệnh mua bán (từng Deal), thay vì vay toàn bộ danh mục.

Thậm chí, hệ thống còn cho phép khách hàng chủ động đề xuất gói vay với tỷ lệ và hạn mức vay theo mong muốn. Lãi suất vay ở mức thấp nhất thị trường, giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu suất đầu tư.

Tỷ lệ an toàn được tính trên từng Deal, trong trường hợp Call Margin, nộp tiền hay bán giải chấp cũng đều tách bạch theo từng Deal. Ưu thế đặc biệt này giúp nhà đầu tư tránh tối đa rủi ro bán chéo cổ phiếu tốt trong danh mục, bảo toàn tối đa nguồn vốn.

Giá hòa vốn, lãi lỗ, thuế phí của từng mã cổ phiếu, từng giao dịch được tạm tính và cập nhật theo thời gian thực, lợi nhuận sau khi đóng deal là lợi nhuận thực tế. Điều này giúp nhà đầu tư nhìn rõ hiệu quả của Deal và đưa ra quyết định mua bán dễ dàng hơn.

Nhìn lại hiệu quả của mô hình quản trị vay theo từng giao dịch trên thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

Nhờ vậy, hệ thống quản trị rủi ro Margin Deal đã thổi luồng gió hoàn toàn mới trong cách thức quản trị nguồn vốn và vay ký quỹ trên thị trường chứng khoán, và đặc biệt hữu ích với nhà đầu tư trong giai đoạn thị trường bất ổn, nhiều biến động vừa qua.

Anh Phạm Chí Đạt (40 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội), một nhà đầu tư yêu chuộng đòn bẩy chia sẻ: “Sử dụng margin như con dao 2 lưỡi, một mặt giúp nhà đầu tư nhân lên cơ hội sinh lời, một mặt sẽ tự đá vào chân nếu mình non tay hoặc khi thị trường biến động”. Theo anh, với những nhà đầu tư kinh nghiệm và cả những người mới thử sức vay margin, việc theo dõi danh mục theo từng Deal giúp nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết về hiệu quả đầu tư và và kịp thời xử lý để bảo toàn tài sản khi danh mục chạm ngưỡng an toàn.

Anh Nguyễn Thông (30 tuổi, Thanh Xuân) cho biết: “Giai đoạn tháng 9 vừa qua thị trường giảm mạnh, các mức lãi suất linh hoạt và việc quản trị riêng theo từng mã chứng khoán, riêng biệt theo deal giúp danh mục của tôi có ngưỡng an toàn cao và không lo bị force sell cổ phiếu tốt như từng diễn ra vào thời điểm tháng 11 năm ngoái. Nhờ thế nỗi ám ảnh margin call không còn nơm nớp từng phiên giao dịch”.

“Chiến mã” công nghệ giúp DNSE chinh phục thị trường

Từ khi ra mắt tới nay, trong gần 1 năm, “chiến mã” công nghệ Margin Deal đã trở thành sản phẩm chủ lực giúp DNSE khai mở vị thế mới trên đường đua chứng khoán số, đồng thời thu hút sự đón nhận lớn của nhà đầu tư. Nhờ đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, dư nợ margin của DNSE liên tục tăng trưởng khả quan, đóng góp quan trọng vào lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 334% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế DNSE trong quý 3/2023 đạt gần 51 tỷ đồng, gấp 3,42 lần so với số lãi đạt được Quý 3 năm ngoái.

Sự đột phá của mô hình Margin Deal đã góp công lớn để DNSE giành giải thưởng quốc tế Asian Banking & Finance 2023 (ABF). DNSE là công ty chứng khoán tiên phong tại Việt Nam lập cú đúp tại giải thưởng danh giá này với hai hạng mục là “Nền tảng chứng khoán của năm” và “Sản phẩm đầu tư đột phá của năm” nhờ sản phẩm điểm nhấn là Margin Deal.

Nhìn lại hiệu quả của mô hình quản trị vay theo từng giao dịch trên thị trường chứng khoán - Ảnh 2.

Với các công cụ đầu tư đột phá, ứng dụng công nghệ hiện đại như Margin Deal, hệ sinh thái sản phẩm của DNSE đang ngày càng hoàn thiện và chứng tỏ hiệu quả, giúp “chứng sĩ” chủ động và hiệu quả hơn trên hành trình đầu tư.

Nguồn: Nhịp sống kinh tế (link)

Xem thêm tin mới và bổ ích tại:

– Kiến thức gia đình

– Tri thức đời sống

– Kênh youtube Kiến thức gia đình