Quản lý chi tiêu như thế nào để ‘xê dịch’ liên tục

Nhu cầu du lịch của giới trẻ ngày càng cao bởi các điểm đến hấp dẫn được lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, việc quản lý chi phí một cách hiệu quả để đảm bảo chuyến đi thực sự trở thành một kỳ nghỉ vẫn là điều không phải ai cũng nắm.

“Một năm, tôi sẵn sàng đi du lịch khoảng 4-5 chuyến với bạn bè và người thân, chưa kể tới những chuyến đi team building với công ty và đồng nghiệp. Liệt kê như vậy thì có vẻ nhiều, nhưng thực tế, cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, tôi nghĩ đó là nhu cầu cần thiết để mình được giải tỏa căng thẳng, lấy lại năng lượng sau những tháng ngày lao đầu vào kiếm tiền”, N.H.A (designer 27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.

Cô gái trẻ N.H.A không phải là một ví dụ thiểu số. Hiện nay, nhu cầu du lịch của giới trẻ tăng lên trông thấy. Thế hệ 9x và 2k đều có mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, nuôi dưỡng đam mê xê dịch để chữa lành. Với họ, được “mua trải nghiệm” khi còn trẻ, còn có khả năng là một điều cần thiết để phát triển bản thân. Tuy nhiên, khi nhu cầu du lịch tăng cao, nhiều người cũng phải đối mặt với câu hỏi: Xây dựng ngân sách du lịch như thế nào để cân bằng với các nhu cầu cuộc sống khác?

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Thanh niên 2022 với hơn 900 khách ở độ tuổi thanh niên về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định du lịch, 67,3% người được hỏi cho rằng điều kiện tài chính là yếu tố quyết định.

Quản lý chi tiêu như thế nào để xê dịch liên tục - Ảnh 1.

H.A cũng cho biết, trước mỗi chuyến đi, cô thường phải dành ra 1 tuần để cân nhắc các khoản chi tiêu thật kỹ. Ở độ tuổi U30, dù đang có một công việc ổn định, cô vẫn nhận thấy thu nhập của mình chưa đủ vững vàng để có thể “xách balo lên và đi” bất cứ khi nào mình thích. Thay vào đó, cô cần cân bằng các nguồn chi bằng những tips tài chính quan trọng.

“Tôi thường chia ngân sách cụ thể cho mỗi khoản chi, chẳng hạn sẽ dành 30% thu nhập để tiết kiệm, 40% để sinh hoạt, 10% để gửi bố mẹ. Như vậy, chỉ còn tối đa 20% để làm ngân sách du lịch. Tôi sẽ buộc phải dành dụm trong nhiều tháng để có những chuyến đi phù hợp, lựa chọn điểm đến và các hoạt động vừa túi tiền”, cô gái 27 tuổi chia sẻ. “Và tuyệt đối không được ‘dồn toa’ đâu nhé, hãy xếp lịch các chuyến đi cách nhau vài tháng để ví tiền có thời gian hồi phục.”

Cũng là người thuộc “team xê dịch”, V.D.T (nhân viên văn phòng 29 tuổi, hiện đang làm việc tại Hà Nội) ưu tiên việc lập kế hoạch từ sớm. Nam thanh niên nhấn mạnh tầm quan trọng của từ “sớm” vì có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan.

“Bạn có thể mua vé máy bay sớm, đặt phòng khách sạn sớm, thậm chí mua sẵn vé vào cửa tham quan tại các điểm đến du lịch, khu vui chơi… nằm trong kế hoạch di chuyển của mình. Đặt càng sớm thì chi phí càng rẻ. Nhóm bạn tôi từng săn được cặp vé máy bay đi Thái Lan khứ hồi chỉ hết khoảng 3 triệu VNĐ/người, trong khi tôi đặt vé với giá 4,5 triệu VNĐ/người sau họ vài tháng”, D.T cho biết.

Quản lý chi tiêu như thế nào để xê dịch liên tục - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, những người tiến hành đặt vé sớm còn có đủ thời gian để tìm hiểu các khuyến mãi – chìa khóa quan trọng để giảm đáng kể gánh nặng chi phí cho người trẻ. Để có được những chuyến đi suôn sẻ, H.A bật mí cô thường sử dụng một “đòn bẩy tài chính” mà ai cũng có thể làm được.

“Đó là thẻ tín dụng dành riêng cho tín đồ du lịch. Nhiều người thường nghĩ rằng, phải bần cùng bất đắc dĩ lắm mới cần đi vay, nhưng suy nghĩ của tôi lại khác hẳn. Kể cả khi tài chính dư dả, tôi vẫn chi tiêu chủ yếu bằng thẻ này khi đi chơi, vì chỉ cần chi tiêu đúng chính sách, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá”, nữ designer bật mí.

“Chỉ cần tìm hiểu sơ qua, chúng ta sẽ thấy trên thị trường có rất nhiều ưu đãi dành riêng cho dòng thẻ du lịch. Chẳng hạn như, ‘em yêu’ mà tôi mới tậu gần đây là Thẻ Tín dụng Du lịch của UOB. Nó vừa giúp tôi được giảm 20% khi trải nghiệm tại các nhà hàng Michelin tại Singapore và Thái vừa sở hữu chương trình tích lũy và nhân đôi số Dặm Thưởng cho đủ loại giao dịch chi tiêu (chi tiêu ngoại tệ, mua vé máy bay, cửa hàng miễn thuế… ). Sau này, tôi có thể tự do sử dụng Dặm Thưởng để đổi quà tùy theo nhu cầu”, cô chia sẻ.

Quản lý chi tiêu như thế nào để xê dịch liên tục - Ảnh 3.

Ngoài ra, cô cũng kể thêm một số tiện ích đặc biệt khác như phí giao dịch ngoại tệ chỉ 1,99%, được sử dụng phòng chờ VIP tại các sân bay 8 lần/năm thay vì ngồi giết thời gian ở sảnh chờ. Dù vậy, quyền lợi được H.A đề cao nhất là mức bảo hiểm Du lịch lên đến 10 tỷ VND.

“Đi du lịch nhiều nên đôi khi, tôi cũng hay lo lắng. Đặc biệt là với tình hình các vụ tai nạn hàng không diễn ra phổ biến hơn, mình bắt buộc phải đề cao năng lực tự bảo vệ mình. Có một khoản bảo hiểm du lịch trong tay khiến tôi an tâm phần nào trong suốt chuyến đi”, H.A nhận định.

“Trong khi đó, bạn tôi lại thích quẹt thẻ tại các cửa hàng miễn thuế để được tích lũy Dặm Thưởng. Vừa được sử dụng hàng chính hãng với giá thành tốt, vừa có thêm nền tảng cho những chuyến đi sau, một công đôi việc”, cô vui vẻ. “Rõ ràng là đi vay, nhưng cảm giác y như mình đang nhận ‘lãi’ vậy!”

Thẻ Tín dụng Du lịch nằm trong “bộ tứ quyền lực” của ngân hàng UOB Việt Nam, mang lại giải pháp tối ưu cho mọi đối tượng và nhu cầu tiêu dùng khác nhau trong nhiều lĩnh vực: từ ăn uống, giải trí hằng ngày đến chi tiêu cho những dịp đặc biệt như du lịch, mua sắm tại nước ngoài… Có thể nói, thẻ UOB là sản phẩm dành cho những ai yêu văn hóa và trải nghiệm, không chỉ để chi tiêu hàng ngày mà còn để khách hàng thực hiện được mọi điều họ yêu.


Nguồn: Nhịp sống kinh tế (link)

Nguồn tin hữu ích khác:
Volkswagen Nha Trang
Kiến thức gia đình
Xe hơi Volkswagen
Tri thức đời sống
Giá xe Volkswagen
Mua xe Volkswagen
Xây nhà trọn gói
Xây dựng Nha Trang

– Kênh youtube Kiến thức gia đình