Tất tần tật về lịch sinh hoạt bé 8 tháng tuổi trong một ngày

Khi được tám tháng tuổi, em bé đang có những bước phát triển về thể chất và cả nhận thức có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến về lịch sinh hoạt của trẻ 8 tháng tuổi, thời gian thức phù hợp cho trẻ, những vấn đề xoay quanh khủng hoảng ngủ, v.v.

Trẻ 8 tháng tuổi nên thức từ 2,5 đến 4 giờ giữa các nap. Khoảng thời gian thức của bé sẽ phụ thuộc vào:

    • Mức độ hoạt động – nếu trong phần lớn thời gian thức bé chỉ nằm hoặc ngồi trong ô tô, xe đẩy hoặc địu, thì có thể bé cần thức lâu hơn một chút để tiêu hao năng lượng và đủ mệt để ngủ.

 

    • Thời gian trong ngày – càng về cuối ngày, bé càng thức lâu hơn, vì vậy mẹ có thể thấy trẻ có thể thức lâu hơn vào buổi chiều và buổi tối.

 

    • Sự phát triển của riêng mỗi bé – mỗi em bé đều là một cá thể độc nhất, vì vậy một số trẻ có thể thức dài hơn (3-4 giờ) trong khi những trẻ khác thức ngắn hơn một chút (2,5-3 giờ) mặc dù ở cùng độ tuổi

 

Đây là các nguyên tắc chung để thiết lập lịch sinh hoạt hàng ngày cho con:

    • Khoảng 2,5-3 giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng = Ngủ giấc 1

 

    • Khoảng 3 tiếng sau khi ngủ giấc 1 dậy = Ngủ giấc 2

 

    • Khoảng 3-3,5 tiếng sau khi ngủ giấc 2 dậy = Ngủ đêm

 

Hãy nhớ rằng, đây chỉ là một ví dụ mẫu và một ngày của mẹ và bé có thể khác với bảng này tùy thuộc vào thời gian thức, thời gian ngủ giấc ngắn và dấu hiệu đói của bé. Và nếu lịch sinh hoạt của bé thay đổi theo từng ngày thì đó cũng là điều bình thường, mẹ chỉ cần linh hoạt điều chỉnh theo nhu cầu ăn ngủ của bé thôi.

Thời khóa biểu mẫu cho trẻ 8 tháng tuổi có 2 giấc ngắn mỗi ngày

 

Thời gian

 

 

Hoạt động

 

 

6:50 sáng

 

 

Thức dậy

 

 

07:00 sáng

 

 

Ăn sữa

 

 

9:40-11:15 sáng

 

 

Ngủ giấc 1

 

 

12:30 trưa

 

 

Ăn sữa

 

 

1:00 chiều

 

 

Ăn dặm

 

 

2:15-4:00 chiều

 

 

Ngủ giấc 2

 

 

4:00

 

 

Ăn sữa

 

 

5:30 chiều

 

 

Ăn dặm

 

 

7:00 tối

 

 

Ăn sữa

 

 

7:30 tối

 

 

Ngủ đêm

 

Khoảng 8 tháng tuổi thì hầu hết các bé đã chuyển sang 2 giấc ngắn một ngày. Nếu trẻ vẫn còn ngủ 3 giấc ngắn, mẹ hãy chú ý theo dõi bé bởi có thể bé đang hoặc sắp phát ra các dấu hiệu cho mẹ biết đã đến lúc chuyển sang 2 giấc ngắn một ngày.

Mẹo cho mẹ nếu con đã đi nhà trẻ: Nếu trẻ đã chuyển sang lịch sinh hoạt chỉ có 2 giấc ngắn mỗi ngày khi ở nhà, thì đôi khi trẻ có thể cần thêm 15-30 phút chợp mắt để có thể thức đến khung giờ lý tưởng để bắt đầu ngủ đêm . Đừng để trẻ ngủ quá 30 phút và hãy đảm bảo trẻ đủ mệt để ngủ đêm ngon giấc.

Khi được tám tháng tuổi, trẻ nên:

    • Ngủ 2,5-3,5 tiếng vào ban ngày và chia thời gian này thành 2 giấc ngắn

 

    • Thức khoảng 2,5-4 giờ sau mỗi lần ngủ

 

    • Ngủ đêm 10 – 12 tiếng

 

Mẹ cũng không nên để trẻ ngủ giấc ngày quá 2 tiếng. Và mẹ có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng cách:

    • Giúp trẻ có đủ thời gian thức vui chơi năng động.

 

    • Cho trẻ ăn đủ nhằm cung cấp lượng calo cần thiết giúp trẻ ngủ xuyên đêm.

 

    • Duy trì giờ bắt đầu ngủ đêm trong khoảng 7:00-8:00 tối.

 

Nếu mẹ vẫn còn phải vất vả lắm mới cho con ngủ được, có thể là do một trong những nguyên nhân dưới đây khiến bé bị khó ngủ:

Việc trẻ học các kỹ năng mới hay còn gọi là tuần khủng hoảng có thể giấc ngủ của con bị gián đoạn đôi chút. Nếu mẹ nhận thấy trẻ đang bắt đầu có khả năng thực hiện một kỹ năng mới (như bò hoặc lật người), hãy giúp cho bé nhiều thời gian để thực hành. Nếu trẻ được thực hành nhiều khi đang thức thì lúc ngủ con sẽ bớt thấy hứng thú với nó hơn.

Khi trẻ lớn hơn, trẻ cần được thức lâu hơn trước. Nếu trẻ đã 8 tháng tuổi mà vẫn ngủ 3 giấc ngắn và bắt đầu bị khó ngủ, có lẽ đã đến lúc chuyển từ 3 giấc ngắn sang 2 giấc ngắn một ngày.

Easy1 1

Nếu có, trẻ có thể đang bị hội chứng khủng hoảng xa cách. Nhiều em bé 8 đến 10 tháng tuổi có bị lo lắng chia ly vì lúc này nhận thức của con đã phát triển hơn, đặc biệt là hằng định đối tượng.

Nếu trẻ đang có dấu hiệu muốn tự đứng lên, mẹ hãy cân nhắc cho bé dùng túi ngủ và đảm bảo rằng cũi đang ở nơi thấp nhất có thể. Ngoài ra, trong thời gian bé thức, hãy giúp bé thực hành kĩ năng tự đứng lên.

Mẹ nên để giấc ngắn cuối cùng kết thúc lúc 4:30-5:00 chiều. Hầu hết trẻ ở độ tuổi này sẽ cần thức khoảng 3-4 tiếng trước khi đi ngủ đêm. Và nếu bé đã ngủ đủ và thức dậy trong khoảng thời gian đó, mẹ giúp bé đi ngủ vào giờ ngủ đêm là trước 8 giờ tối.

Khi được tám tháng tuổi, bé có thể:

  • Đã biết bò qua bò lại rất thành thạo và/hoặc đang chập chững tự đứng dậy

 

 

  • Bập bẹ các từ láy

 

 

  • Nhặt đồ vật bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp lại

 

 

  • Đập đồ chơi với nhau

 

 

  • Bắt đầu hiểu những từ cơ bản (ví dụ: không, xin chào, tạm biệt)

 

Nhưng mẹ phải luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ phát triển với một tốc độ khác nhau và đôi khi một đứa trẻ có thể làm những điều này sớm hơn những đứa trẻ khác. Đừng quá lo lắng khi mẹ thấy rằng con mình mặc dù cũng 8 tháng nhưng vẫn chưa thể làm những việc mà những đứa trẻ khác làm được. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cần thiết , mẹ có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ về sự phát triển của trẻ.

Có rất nhiều hoạt động và đồ chơi thú vị dành cho trẻ. Đây là một số gợi ý mẹ có thể tham khảo để cùng chơi với bé:

  • Kéo trẻ đứng dậy và thả tay ra khi con đang ngồi trong ghế nhún. Trẻ sẽ thấy thích thú vì ghế nhún có nhiều đồ chơi hay và sẽ phát ra âm thanh thú vị.

 

 

  • Giúp trẻ tập bò bằng cách đặt các đồ vật xa tầm với của trẻ, và cổ vũ con bò đến chỗ chúng để nhặt lấy.

 

 

  • Cùng trẻ khám phá những đồ vật trong nhà, chẳng hạn như chăn hoặc bàn chải. Mẹ cũng có thể giới thiệu cho bé một vài thứ đồ ăn quen thuộc.

 

 

  • Cho bé xem sách 3D cho trẻ con để khám phá thêm hình ảnh và từ ngữ mới.

 

 

  • Cùng bé đi ra ngoài và vẫy tay với những người hoặc xe ô tô đi ngang qua để giúp bé học cách nói “Xin chào” và “Tạm biệt” (Đây cũng là một cách tuyệt vời để kéo dài thời gian thức cho con!).

 

 

Acti3 1%20(2)

Đối với trẻ tám tháng tuổi, thời điểm lý tưởng để đi ngủ là từ 7:00-8:00 tối. Đây là thời gian tốt nhất để giúp bé ngủ xuyên đêm. Em bé đi ngủ sau 8:00 tối. thường quấy khóc nhiều hơn, thức giữa đêm và dậy quá sớm vào buổi sáng.

Nhưng đôi khi mẹ cần cho bé đi ngủ sớm hơn mốc 7 giờ tối trong các trường hợp sau

  • Trẻ bị catnap hoặc trẻ không thể ngủ sâu giấc những giấc ngắn.

 

 

  • Nap cuối cùng trong ngày quá ngắn hoặc trẻ không ngủ nap đó.

 

 

  • Dù chưa đến 7 giờ tối nhưng trẻ đã rất buồn ngủ và đã thức ít nhất 2,5 tiếng trước đó.

 

 

  • Bé của bạn thường thức dậy trước 6:00 sáng.

 

Mỗi em bé là duy nhất và không có độ tuổi cụ thể cho biết khi nào bé bắt đầu ngủ xuyên đêm. Hầu hết trẻ 8 tháng tuổi có thể ngủ 10-12 tiếng xuyên đêm mà không cần bú thêm. Nhưng mẹ có thể tham khảo tình trạng của con với bác sĩ để xin lời khuyên tốt nhất.

Nếu trẻ bỗng nhiên có hiện tượng thức giữa đêm, thì mẹ phải đảm bảo rằng trẻ không gặp vấn đề về thể chất – chẳng hạn như bị ốm hoặc mọc răng .

Nếu không phải là vấn đề về thể chất, một số lý do phổ biến là:

  • Trẻ cần được thức lâu hơn trước khi đi ngủ đêm

 

 

  • Cần giảm số lượng nap một ngày của trẻ xuống vì con đang ngủ quá nhiều vào ban ngày

 

 

  • Con đang trong quá trình phát triển cả về thể chất và nhận thức, điều này đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến con thức giấc giữa chừng

 

Nếu trẻ chưa thể ngủ tự lập, đó cũng có thể là lý do khiến con bị thức giấc giữa đêm. Mẹ có thể bắt đầu tập cho con ngủ tự lập hoặc nếu mẹ chưa biết phải tập ngủ cho con như thế nào, hãy tham khảo ngay một khóa học của POH để có thể nhận được sự giúp đỡ và những lời khuyên tối ưu nhất

Nhu cầu calo của mỗi bé là không giống nhau. Dấu hiệu tốt nhất cho thấy mẹ đang giúp trẻ ăn đúng và đủ là việc trẻ đang có những bước phát triển đúng với độ tuổi.

Dưới đây là một số hướng dẫn cho trẻ ăn mẹ có thể tham khảo nhé:

  • Khi trẻ phát ra dấu hiệu đói mẹ luôn cho bé ăn sữa, hoặc mẹ cũng có thể cho bé ăn sau mỗi 2,5-3,5 giờ trong ngày. Với các bé theo EASY, con sẽ luôn được ăn hiệu quả để có thể dự trữ đủ năng lượng trong 4 tiếng.

 

 

  • Cho trẻ ăn dặm 2 lần mỗi ngày, sau khi trẻ ăn sữa 30 – 45 phút.

 

Lưu ý quan trọng: Nếu mẹ không biết liệu có đang cho con ăn đúng cách và giúp con nạp đủ lượng calo trong ngày không, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhé.

Có, CÓ! Ở độ tuổi này, các em bé trải qua sự phát triển cực nhanh về khả năng thể chất, khả năng vận động cũng như sự phát triển về cảm xúc và nhận thức – vì vậy mẹ có thể thấy trẻ thường xuyên bị khó ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ. Hiện tượng này thường được gọi là khủng hoảng ngủ 8-10 tháng .

Bé cũng có thể có những hiện tượng sau:

  • Trẻ dễ bị phân tâm hơn trong khi bú vì bé đang bận khám phá thế giới của mình. Mẹ hãy cố gắng giúp trẻ bú đủ để trẻ không bị thức giấc giữa đêm vì đói.

 

 

  • Trẻ bắt đầu có những phát triển lớn về nhận thức, và một trong số những phát triển quan trọng là hằng định đối tượng. Đó là khi trẻ nhận ra rằng đối tượng vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy chúng. Điều này có thể khiến bé bị lo lắng chia ly.

 

Khi được tám tháng tuổi, nếu trẻ vẫn chưa thể tự ngủ hoặc không ngủ xuyên đêm, mẹ có thể bắt đầu xem xét và quyết định xem có nên luyện ngủ cho bé không. Không bao giờ là quá muộn để giúp bé ngủ ngon hơn!

Nguồn: POH Việt Nam

Xem thêm nội dung mới và bổ ích tại:

– Kiến thức gia đình

– Tri thức đời sống

– Cẩm nang sức khỏe

– Kênh youtube Kiến thức gia đình