Tìm hiểu về các tín hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh

Hãy tưởng tượng, nếu trẻ có thể nói với mẹ rằng con đã sẵn sàng để đi ngủ thì thật tuyệt vời. Đoán xem!?! TRẺ CÓ THỂ ĐẤY! Mặc dù lúc này trẻ chưa thể sử dụng ngôn ngữ lời nói, nhưng trẻ sẽ phát ra các tín hiệu để cho mẹ thấy rằng cơ thể bé nhỏ của trẻ đã sẵn sàng đi ngủ. Và việc của mẹ là phải hiểu các tín hiệu của trẻ

Tín hiệu buồn ngủ là những dấu hiệu mà bé sử dụng để thông báo rằng bé mệt mỏi, sẵn sàng đi ngủ hoặc trẻ đã cực kỳ mệt mỏi.

Mẹ có thấy các tín hiệu buồn ngủ dần tiến triển như thế nào không? Đôi khi những tín hiệu này xảy ra dần dần. Mẹ có thể sẽ thấy bé “nhìn chằm chằm”, sau đó bé bắt đầu ngáp và cuối cùng, bé có thể bắt đầu khóc. Hoặc cũng có thể bé như thể chuyển từ trạng thái mệt mỏi sang trạng thái rất mệt mỏi trong nháy mắt.

Mẹ hãy chú ý tín hiệu quan trọng nhất là tín hiệu “sẵn sàng cho một giấc ngủ ngắn” (bao gồm nhưng không giới hạn ở các hành động như quấy khóc, ngáp dài, dụi mắt đã được liệt kê ở trên bảng). Để có thời gian quấn nhộng cho bé và chuẩn bị sẵn sàng cho việc bé ngủ gật bất cứ lúc nào, mẹ phải bắt đầu chuẩn bị cho bé ngủ ngay khi bé phát ra tín hiệu thể hiện rằng “con mệt rồi”.

Lưu ý rằng: Trẻ có thể sẽ không thể hiện tất cả tín hiệu có trong hình ảnh. Có thể trẻ sẽ có cái nhìn rất tập trung và chăm chú nhưng lông mày trẻ sẽ không ửng hồng lên. Trẻ cũng có thể quấy khóc nhưng không dụi mắt. Thậm chí trẻ có thể có cả những dấu hiệu buồn ngủ không được liệt kê trên hình. Mẹ càng quan sát trẻ nhiều càng dễ dàng nhận ra những tín hiệu buồn ngủ đặc trưng của trẻ.

>> Mẹo trị gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Không sao cả! Bởi trong cuộc sống bận rộn này những tín hiệu buồn ngủ của trẻ sẽ dễ dàng bị mẹ bỏ qua. Và rồi bỗng một ngày mẹ nhận ra rằng mình không thấy bất kỳ tín hiệu buồn ngủ nào của trẻ cho đến khi trẻ đã ở giai đoạn “Con quá mệt mỏi rồi” và bắt đầu quấy khóc, gắt ngủ mà mẹ không thể dỗ bé được.

Vậy, mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này?

Mẹ có thể đọc tín hiệu buồn ngủ của trẻ thông qua thời gian thức. Khoảng thời gian thức là khoảng thời gian bé thức giữa 2 giấc ngắn trong ngày. Thời gian thức phổ biến cho trẻ sơ sinh là 60-90 phút. Tức là từ 60-90 phút kể từ khi ngủ dậy con sẽ có một ngưỡng buồn ngủ. Nếu mẹ điều chỉnh thời gian thức cho trẻ, giúp trẻ có thời gian thức phù hợp với độ tuổi sẽ giúp mẹ dễ dàng nắm được các ngưỡng buồn ngủ của con và cho con đi ngủ đúng ngưỡng.

Đây là cách rất hiệu quả để cho con đi ngủ mà không cần mò mẫm đọc tín hiệu buồn ngủ của con. Mẹ có thể căn thời gian xem con đã mệt chưa, và chuẩn bị sẵn sàng đến giờ có thể cho con đi ngủ luôn.

Lúc này mẹ cần chú ý đến thời gian thức tối ưu. Thời gian thức tối ưu giúp mẹ xác định đúng ngưỡng buồn ngủ mà không khiến con bị quá mệt. Một số em bé có thể ngáp ngắn hoặc nhìn đi chỗ khác khi con đã chán trò chơi cũ và muốn đổi trò khác, hoặc trẻ muốn đổi hoạt động đang làm.

Nếu vẫn chưa đến lúc bé đi ngủ lại nhưng bé lại đang có dấu hiệu buồn ngủ, hãy thử thay đổi môi trường của bé hoặc làm điều gì đó khác như đi ra ngoài hoặc chơi với trẻ. Đôi khi, chỉ cần thay đổi môi trường hoặc có một hoạt động nào đó thú vị là đủ để thu hút sự tập trung của bé khiến con quên đi cơn buồn ngủ.

Nếu sau một vài phút, bé vẫn phát các tín hiệu buồn ngủ hoặc các tín hiệu chuyển từ “Con đã mệt rồi”  thành “Con đã sẵn sàng để ngủ!” thì mẹ có thể cho bé ngủ rồi đấy.

Để giúp mẹ căn thời gian thức chuẩn, mẹ tham khảo POH EASY để được giảng viên tư vấn 1-1.

Đôi khi, ngay cả khi mẹ đã rất chú ý nhưng vẫn bỏ lỡ “thời gian vàng” và bé trở nên quá mệt. Khi điều này xảy ra, trẻ có thể gắt ngủ dữ dội và từ chối giấc ngủ mà con đang rất cần. Nếu mẹ bỏ lỡ tín hiệu này tầm từ 5 giờ – 7 giờ tối thì đó là một trong những lý do mà mẹ hay thấy các hiện tượng trẻ “quấy khóc” trong giờ quỷ quái. Nếu mẹ đang gặp tình trạng trẻ bị quá mệt mỏi thì mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau

Nếu lần này mẹ đã lỡ bỏ qua các tín hiệu buồn ngủ của trẻ, không sao hết! Hãy tự tha thứ cho bản thân. Mẹ vẫn có thể thử lại vào các lần tiếp theo.

Nguồn: POH Việt Nam

Xem thêm nội dung mới và bổ ích tại:

– Kiến thức gia đình

– Tri thức đời sống

– Cẩm nang sức khỏe

– Kênh youtube Kiến thức gia đình