Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm? Khi nào trẻ ngủ xuyên đêm là tốt nhất?

Thế nào là ngủ xuyên đêm? Ở trẻ sơ sinh 0-2 tháng tuổi, việc một em bé ngủ xuyên đêm có thể hiểu là em bé bé ngủ giấc đêm 10 -12 tiếng, ban đêm có dậy ăn nhưng được mẹ hỗ trợ ăn trong bóng tối, không giao tiếp, ăn xong sẽ ngủ lại luôn. Với trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi trở lên, ngủ xuyên đêm là con sẽ ngủ một mạch 10-12 tiếng không ăn đêm.

Ngủ xuyên đêm cũng cần đảm bảo ngủ đủ 10-12 tiếng và giờ giấc khoa học (khoảng 19h tối đến 7h sáng hôm sau). Do đó trường hợp mẹ cho bé đi ngủ quá muộn, giấc đêm tuy ngủ một mạch nhưng chỉ được 7-8 tiếng; hay cho ngủ quá muộn và dậy muộn (22-23h đêm tới 10-11h sáng hôm sau) thì dù ngủ đủ 10-12 tiếng, vẫn không được coi là ngủ xuyên đêm chất lượng.

Không có mô tả.

Ngủ xuyên đêm không chỉ tốt cho em bé mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của ba mẹ. Hãy cùng POH tìm hiểu xem khi nào trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm nhé!

Ở trẻ sơ sinh, chất lượng giấc ngủ đôi khi còn có ý nghĩa quan trọng hơn việc bổ sung các loại vitamin hay các trò chơi giúp phát triển kỹ năng & não bộ. Bé sơ sinh sẽ trải qua hơn 70% thời gian trong ngày để ngủ, trong đó con cần giấc ngủ dài xuyên đêm kéo dài 10-12 tiếng.

Giấc ngủ dài vào ban đêm vốn là sự nối tiếp của nhiều chu kỳ REM và NREM. Những chu kỳ này có vai trò trong việc đào thải nơ-ron thần kinh đã được sử dụng trong ngày, tái tạo lại tế bào não. Đây chính là kỹ năng sinh tồn của con sau này, giúp con ghi chép, tiếp thu nhanh và hiệu quả nhất.

Khi con được ngủ giấc đêm dài và sâu, con được thư giãn hoàn toàn, giúp tinh thần bình tĩnh và tiếp nhận những cái mới từ môi trường. Đặc biệt, điều này giúp cho ban ngày con ăn tập trung hơn, hấp thụ tốt hơn, hiệu quả hơn cả về lượng và chất.

Khung giờ 21-23h đêm sẽ là lúc hormone tăng trưởng GH được sản sinh mạnh mẽ nhất. Hormone này sẽ chỉ tiết ra khi trẻ đã ngủ sâu được khoảng 2 tiếng và sẽ tiết giảm dần đến 4h sáng thì hết hẳn. Đó là lý do cần cho bé đi ngủ sớm, khoảng 19h tối đã cần cho bé đi ngủ và ngủ xuyên đêm để hứng trọn hormone GH giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.

Nếu giấc đêm con không được ngủ trọn vẹn, con dễ sinh cáu gắt, các giác quan trong tình trạng căng thẳng khiến ảnh hưởng tới việc bú mút của con. Con còn dễ bị ợ nóng, trớ vòi rồng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Với các bé thiếu ngủ, thường có xu hướng sẽ ngủ gật khi ti mẹ. Dẫn tới việc con thường ăn được ít, ăn không đủ, không có cơ hội học cách ăn no cũng như có cơ hội cảm nhận cái đói. Lâu dần khiến bé rơi vào tình trạng ăn thụ động, ăn vặt ngủ vặt, không có lịch sinh hoạt rõ ràng.

Khi con không thể ngủ xuyên đêm, ban đêm con thường dậy nhiều lần và quấy khóc. Ba mẹ buộc phải dậy để dỗ dành con, bế ru con, cho con ti… với hi vọng giúp con ngủ lại. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ của ba mẹ, dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của ba mẹ. Nếu con ngủ xuyên đêm, ba mẹ cũng sẽ được ngủ đủ và nghỉ ngơi, có nhiều sức khỏe và tinh thần thoải mái để nuôi dưỡng con trong hạnh phúc.

Do đó với các câu hỏi trẻ 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có tốt không? Trẻ 3 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có tốt không? Hay trẻ 1 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không? Thì câu trả lời là rất tốt, mẹ nên tạo điều kiện để con có những giấc ngủ xuyên đêm dài có ý nghĩa.

Vậy khi nào trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm là tốt nhất? Hay trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm?

Như POH chia sẻ ở trên, ngay từ khi chào đời, bé đã có thể ngủ xuyên đêm nhưng vẫn dậy ăn 3-4 lần và ngủ lại luôn. Với trẻ lớn hơn, khoảng 2 tháng tuổi thì ngủ xuyên đêm là bé vẫn dậy ăn đêm 1-3 lần nhưng mẹ cho bé ăn trong bóng tối, không trò chuyện, ăn xong con sẽ ngủ lại luôn chứ không thức chơi nữa.

Còn từ khoảng 2 tháng tuổi trở lên, nếu em bé đạt cân nặng trên 6kg, lượng ăn ban ngày tốt và có khả năng tích trữ năng lượng, có lịch sinh hoạt ổn định, không sinh non (<36 tuần) thì mẹ có thể cân nhắc việc cai ti đêm cho con để con có thể ngủ một mạch không bú, giúp con phát triển tối đa trong giấc ngủ.

Thường bé mấy tháng ngủ xuyên đêm mà không cần ba mẹ hỗ trợ?

Có nhiều bé do được học cách ăn hiệu quả, có lịch sinh hoạt phù hợp, ban ngày ngủ đủ ngay từ đầu, nên đã có thể bỏ bú, tự ngủ xuyên đêm từ rất sớm, khoảng 8 – 9 tuần tuổi, mà không cần ba mẹ can thiệp cai ti đêm.

Có nhiều ba mẹ thấy trẻ 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm không bú là vấn đề bất thường, không an tâm, sợ con đói, con còi. Do đó, khi con tự ngủ xuyên đêm không bú từ sớm như vậy, liền can thiệp bằng cách chủ động đánh thức con vào ban đêm để cho ăn. Điều này là không nên vì ảnh hưởng tới giấc ngủ chất lượng của con, con thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới cả chất lượng an ban ngày.

>> Trẻ 2 tháng tuổi không bú đêm có sợ còi?

>> Trẻ 3 tháng tuổi ngủ suốt đêm không bú có bị còi cọc?

    • Mẹ cần hướng dẫn con học cách ăn no và ăn hiệu quả ban ngày, con được vỗ ợ hơi kỹ.

 

    • Con có lịch sinh hoạt phù hợp, cụ thể là lịch sinh hoạt EASY theo độ tuổi của con.

 

    • Ban ngày con được thức đủ so với thời gian thức ở độ tuổi của con. Để con thức quá lâu không phải là biện pháp hay giúp con ngủ xuyên đêm. Bởi con bị quá mệt sẽ càng khó vào giấc và giấc ngủ chập chờn.

 

    • Con cần được thiết lập trình tự ngủ đêm khác với trình tự ngủ ngày. Ví dụ trình tự ngủ đêm sẽ có thêm bước tắm trước khi ngủ, đọc truyện tranh, mẹ thủ thỉ tâm sự với con… Điều này giúp con nhận diện được là sắp tới giấc đêm rồi, con cần ngủ sâu và dài.

 

    • Môi trường ngủ của con cần an toàn và thoải mái. Mẹ nên cho con nằm cũi riêng, được kê sát giường bố mẹ. Trong cũi cần thoáng mát, không có khăn, chăn, gấu bông gây nguy hiểm cho con.

 

    • Con được hướng dẫn tự ngủ. Để mỗi khi chuyển giấc, con có thể tự đưa mình trở lại giấc ngủ. Ngược lại, nếu con cần phụ thuộc vào bế ru, ti để ngủ… thì khi chuyển giấc, con lại cần những thứ đó để ngủ lại. Mà một đêm con sẽ chuyển giấc nhiều lần, gây đứt quãng giấc ngủ của con lẫn của ba mẹ.

 

    • Mẹ nên sử dụng bỉm chuyên dùng cho ban đêm, để hạn chế tình trạng bỉm tràn, khiến con tỉnh giấc, ảnh hưởng giấc ngủ của con.

 

    • Trước khi ngủ, mẹ không nên cho con xem tivi, điện thoại hay chơi các trò chơi kích động mạnh.

 

    • Khi con đạt cân nặng trên 6kg, lượng ăn ban ngày tốt và con có khả năng tích trữ năng lượng lâu, mẹ cần cai ti đêm cho con để con ngủ xuyên đêm không cần bú. Việc cai ti đêm sẽ cần triển khai từ từ và kiên trì. Do đó có thể mẹ sẽ cần tới người có chuyên môn hỗ trợ mẹ. Trong khóa học POH EASY sẽ có giảng viên hỗ trợ tư vấn 1-1 cho mẹ không chỉ trong vấn đề cai ti đêm mà tất cả các vấn đề khác ở trên. Do đó để đảm bảo giúp con tự ngủ xuyên đêm thành công, mẹ hãy tham gia khóa học POH EASY nhé!

 

Với những chia sẻ trên,  POH hi vọng sẽ giúp cho ba mẹ giải đáp được câu hỏi khi nào bé ngủ xuyên đêm và giúp cho em bé của mình ngủ xuyên đêm thành công nhé!

Nguồn: POH Việt Nam

Xem thêm nội dung mới và bổ ích tại:

– Kiến thức gia đình

– Tri thức đời sống

– Cẩm nang sức khỏe

– Kênh youtube Kiến thức gia đình