Tự tứ: Thỉnh cầu đại chúng soi sáng, chỉ lỗi với lòng biết ơn, vui vẻ

Đặc điểm của pháp Tự tứ trong Phật giáo là sự thỉnh cầu mọi người soi sáng cho mình, người chỉ lỗi và người được chỉ lỗi đều chân tình và hoan hỷ. Tự tứ là pháp diệt trừ tội lỗi, giúp hành giả hướng đến an tâm và thanh tịnh tâm.



Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni
tại đây.

Một thời Thế tôn trú ở Sàvatthi, tại Đông Viên, giảng đường Lộc Mẫu, cùng đại chúng khoảng năm trăm vị Tỷ kheo, tất cả đều chứng quả A la hán.

Lúc bấy giờ, nhân ngày trăng tròn Bố tát Tự tứ, Thế Tôn ngồi giữa đại chúng, sau khi nhìn quanh đại chúng im lặng, liền bảo các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, Ta mời các ông nói lên, các ông có điều gì chỉ trích Ta hay không, về thân hay về lời nói?

Được nghe như vậy, Tôn giả Sàriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính bạch Thế Tôn:Bạch Thế Tôn, chúng con không có chỉ trích gì Thế Tôn về thân hay lời nói. Và bạch Thế Tôn, con xin mời Thế Tôn nói lên, Thế Tôn có điều gì chỉ trích con hay không, về thân hay về lời nói?Này Sàriputta, ta không có gì chỉ trích ông về thân hay về lời nói.

Bạch Thế Tôn, đối với năm trăm Tỷ kheo này, Thế Tôn có gì chỉ trích về thân và lời nói hay không?Này Sàriputta, đối với năm trăm Tỷ kheo này, ta không có gì chỉ trích về thân hay về lời nói.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 8, phần Tự tứ [lược], VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.419)

Ý nghĩa lễ Tự tứ

01

Lời bàn: 

Trong cuộc sống ở thế gian, thường thì “tốt khoe, xấu che”, che được chừng nào tốt chừng nấy. Nhưng trong tu tập của chư Tỷ kheo thì ngược lại, cần phải soi sáng cho nhau, bất kể đó là ai nếu họ vẫn còn những điều hạn chế, lỗi lầm. Đặc biệt là sự hoan hỷ tiếp nhận và tri ân về những lời soi sáng chân tình của huynh đệ để thành tâm sám hối; không hề thù oán, để bụng hay giận hờn. Đây là điểm son của giáo pháp được thể hiện qua tinh thần Tự tứ.

Trước khi giải hạ, chúng Tăng họp lại làm lễ Tự tứ, mỗi người tự thỉnh cầu đại chúng vì thương mến mà chỉ lỗi cho mình. Ngay cả Thế Tôn, bậc Đạo sư cũng cầu thỉnh đại chúng Tỷ kheo “chỉ trích” Ngài. Khi một Tỷ kheo cầu thỉnh chỉ lỗi, tất cả những gì mà đại chúng đã thấy hoặc nghe, thậm chí chỉ nghi thôi cũng chỉ ra. Không cần nể nang hay châm chế gì cả vì đối tượng cầu thỉnh thành tâm mong mỏi được chỉ lỗi. Người được soi sáng nếu nhận thấy đúng là lỗi của mình thì lập tức ghi nhận và sám hối ngay. Vì thế, khi Tự tứ xong tâm hoàn toàn được thanh tịnh.

Đặc điểm của pháp Tự tứ trong Phật giáo là sự thỉnh cầu mọi người soi sáng cho mình, người chỉ lỗi và người được chỉ lỗi đều chân tình và hoan hỷ. Tự tứ là pháp diệt trừ tội lỗi, giúp hành giả hướng đến an tâm và thanh tịnh tâm. Lễ Tự tứ sẽ không có giá trị chuyển hoá thiết thực khi được thực thi chiếu lệ, hình thức.

Ngày nay, đạo tràng an cư kiết hạ nào cũng như pháp tổ chức Tự tứ, giải hạ. Tuy vậy, để tinh thần Tự tứ diễn ra đúng nghĩa trong chúng Tăng nhằm tịnh hóa Tăng già, thành tựu các Thánh quả là điều mỗi trụ xứ, đạo tràng an cư phải nỗ lực. Tự tứ như pháp sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tiến trình thăng hoa và thanh tịnh của chúng Tăng. Nhờ Tự tứ, chúng Tăng ngày một trưởng thành hơn trong Chánh pháp. Vì thế, ngày Tăng Tự tứ cũng chính là ngày Phật hoan hỷ.



Nguồn: Xem nguồn tại đây

Xem thêm nội dung mới và bổ ích tại:

– Kiến thức gia đình

– Tri thức đời sống

– Cẩm nang sức khỏe

– Kênh youtube Kiến thức gia đình